Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong giai đoạn 2019 - 2020, có 58% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Và theo tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), chỉ có hơn 50% trẻ em có bữa ăn hàng ngày đáp ứng đủ vi chất dinh dưỡng điển hình là kẽm và sắt. Tại sao lại như vậy?
Theo PGS.TS.BS Trần Thanh Tú – Trưởng khoa Nhi tổng quát, Phó Viện trưởng, Viện Nhi Trung ương: "Bố mẹ rất khó nhận biết tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt của em bé trong quá trình nuôi dưỡng, mà chỉ biết được khi có hậu quả của thiếu kẽm và sắt gây ra. Hậu quả thiếu kẽm, sắt kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển trí não, gây mệt mỏi, giảm chú ý, dễ cáu gắt, dễ nhiễm trùng do hệ miễn dịch không phát triển, biếng ăn, chậm phát triển về chiều cao và cân nặng".
Vì sao trẻ bị thiếu kẽm và sắt dù ăn uống đầy đủ?
Thứ nhất: Lượng kẽm, sắt dự trữ từ mẹ sang con trong 4 tuần cuối thai kỳ chỉ đủ dùng 4-6 tháng đầu đời. Kẽm trong sữa mẹ trong 3 tháng đầu trung bình 2-3 mg/ lít, nhưng sau 3 tháng còn 0.9 mg/ lít và giảm dần các tháng sau. Sắt trong sữa mẹ cũng chỉ chứa 0.35mg/lít nên viêc mẹ uống vi chất tổng hợp sau sinh chỉ để phục hồi cơ thể chứ không có tác dụng bài tiết sắt và kẽm qua sữa mẹ. Do vậy để đủ lượng khoảng 1mg/1kg cân nặng thì với trẻ 4 tháng phải dùng 17-22 lít sữa mẹ hàng ngày. Đây là một điều không tưởng!
Khi bước sang giai đoạn ăn dặm, khả năng hấp thụ kẽm và sắt qua thức ăn rất thấp, kẽm hấp thu mức từ 10-30%, sắt chỉ khoảng 5-15%, đặc biệt còn bị giảm hấp thu bởi thực phẩm giàu chất phytate như tinh bột, chất xơ.
Hậu quả của việc thiếu hụt sắt và kẽm ở trẻ em
Sắt tham gia tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin), vận chuyển O2 tới các cơ quan để đảm bảo hoạt động của cơ thể, hỗ trợ miễn dịch và kích thích các enzym hoạt động. Vì vậy, thiếu sắt gây thiếu máu dinh dưỡng, làm giảm khả năng học tập, mất tập trung, lười vận động, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
Vi chất kẽm kích thích sự phát triển các tế bào miễn dịch, hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, tăng cường khả năng hấp thu, và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao và một trong là những chất thiết yếu giúp dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt hơn bởi vì vùng trung tâm bộ nhớ của não có chứa lượng kẽm rất cao.
Tuy có vai trò quan trọng nhưng biểu hiện của thiếu kẽm, sắt lại vô cùng thầm lặng, khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Chính vì khó nhận biết nên cha mẹ không chủ động bổ sung kẽm, sắt dự phòng cho trẻ theo nhu cầu hàng ngày, khiến cho tình trạng thiếu kẽm và sắt ở trẻ em đang ở mức báo động. Theo TS.BS Phan Bích Nga GĐ Trung tâm Khám và tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc Gia: "Sau 6 tháng nhu cầu kẽm và sắt tăng cao, tăng lên gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi. Đặc biệt, trẻ thiếu sắt thường thiếu kẽm và ngược lại".
Mẹ nên bổ sung sắt và kẽm cho trẻ như thế nào?
Để đảm bảo đủ kẽm, sắt cho trẻ cho sự phát triển trẻ. Bên cạnh việc chủ động bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm, sắt vào bữa ăn hàng ngày thì cha mẹ cũng có thể bổ sung thêm sản phẩm có đầy đủ kẽm, sắt hỗ trợ đáp ứng được nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại với chất lượng khác nhau. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ để lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho con em mình!
Nguồn: Sức khỏe và Đời sống